Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin của Indonesia – Ảnh: ANTARA
“Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là nguyên nhân hàng đầu gây tăng đột biến số ca bệnh COVID-19 ở Ấn Độ cũng đã xâm nhập Indonesia. Có 10 người đã bị nhiễm virus này” – trang Tempo dẫn lời Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin của Indonesia trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 26-4.
Hiện nay có hai biến thể virus mới được cho là đã khiến số ca COVID-19 tăng cao tại Ấn Độ chính là B117 và B1617. Tuy nhiên, ông Budi không tiết lộ thêm chi tiết 10 người trên đã nhiễm biến thể nào.
Trong khi đó, người phát ngôn cho chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia – bà Siti Nadia Tarmizi cho biết biến thể virus mà ông Budi đề cập là B117. “Bộ trưởng Budi đã nói rằng biến thể B117 được phát hiện hôm 25-4” – bà Nadia nói.
Ông Budi cho biết 6 trong số 10 người nhiễm biến thể virus trên là các ca “nhập khẩu”. Số ca còn lại là các ca lây nhiễm cộng đồng, gồm 2 ca ở Sumatra, 1 ca ở Tây Java và 1 ca ở Nam Kalimantan.
Do đó, ông Budi yêu cầu chính quyền các khu vực Sumatra, Tây Java và Kalimantan cảnh giác hơn trong công tác giám sát biến thể virus mới từ Ấn Độ nhằm ngăn ca nhiễm tăng vọt.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ, với hàng trăm ngàn ca nhiễm và hơn 2.000 ca tử vong mỗi ngày gần đây, đang được so sánh như một trận “sóng thần” với sức hủy diệt dữ dội.
Ngày 26-4 là ngày thứ 5 liên tiếp nước này lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm tăng trong 24 giờ, với thêm 352.991 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận 2.812 ca tử vong mới do COVID-19. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này đã tăng lên lần lượt 17,31 triệu và 195.123, theo Hãng tin Reuters.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tổng giám đốc WHO: ‘Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng’
- Hà Tĩnh: Về quê tránh dịch, bé trai 3 tuổi rơi xuống ao cá tử vong
- Chuyển ngữ ca khúc Trịnh Công Sơn từ tình yêu nhạc Trịnh
- Khởi tố, bắt tạm giam nguyên phó chủ tịch thường trực tỉnh Phú Yên
- 7 phim ăn khách nhất Việt Nam: 100 tỉ, 200 tỉ từ nay có thể kiểm chứng
- Bốn loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19