Vụ giảng viên bị 'tố' livestream phản cảm: Trường đại học Luật TP.HCM nói không có thẩm quyền xử lý | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Vụ giảng viên bị ‘tố’ livestream phản cảm: Trường đại học Luật TP.HCM nói không có thẩm quyền xử lý

Ông Đặng Anh Quân trong một buổi livestream cùng bà Phương Hằng mới đây – Ảnh cắt từ clip

Sáng 3-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Trần Hoàng Hải – quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM – cho biết nhà trường có nhận được đơn tố cáo về việc vi phạm pháp luật của giảng viên Đặng Anh Quân do một số người gửi đến.

Tuy nhiên, sau khi nhận đơn tố cáo, phòng thanh tra nhà trường đã xem xét, căn cứ các quy định của pháp luật, nhận thấy rằng nhà trường không có thẩm quyền xử lý vụ này.

Hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu cơ sở chỉ có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức cấp phó hoặc viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Những vấn đề ngoài lĩnh vực nghề nghiệp thì thuộc thẩm quyền của chỗ khác.

Nếu người có hành vi xúc phạm, vu khống người khác bị tố cáo thì tòa án xét xử, còn nếu người phát ngôn không chuẩn mực, loan tin sai sự thật, chửi tục trên mạng xã hội… thuộc thẩm quyền xử lý của Sở Thông tin và truyền thông. Hiệu trưởng nhà trường không có thẩm quyền xử lý trong trường hợp này.

“Nhà trường cũng đã có văn bản phản hồi gửi đến những người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trong văn bản này, chúng tôi ghi rõ là đề nghị những người tố cáo liên hệ trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền.

Khi nào có phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền về việc giảng viên này vi phạm pháp luật, lúc đó nhà trường mới áp vào luật viên chức và những quy định của nhà trường mới xử lý được. Quan điểm của trường trong vụ việc này rất rõ ràng, không bao che nếu có sai trái, nhưng phải xử lý đúng quy định của pháp luật”, ông Hải nhấn mạnh.

Trước đó, một số người đã đồng gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Đặng Anh Quân – giảng viên Đại học Luật TP.HCM – đến ban giám hiệu Trường đại học Luật TP.HCM.

Theo đơn, vừa qua bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam – đã dùng mạng xã hội livestream về vấn đề từ thiện và một số vấn đề khác. Trong lúc livestream, bà Hằng sử dụng từ ngữ dung tục, phản cảm.

Là một giảng viên đại học, ông Quân biết rõ điều đó nhưng chấp nhận livestream chung với góc độ đồng cảm với bà Hằng.

Theo người tố cáo, ông Quân đã vi phạm vào chuẩn mực về tư cách đạo đức của người thầy theo Luật giáo dục đại học về các hành vi giảng viên không được làm, đạo đức nghề nghiệp nhà giáo…

Khi livestream chung với bà Hằng về vấn đề mang thai và sinh con của 1 người phụ nữ, ông Quân đã nhân danh giải thích pháp luật về hợp đồng đẻ thuê để công khai chế giễu, moi móc đời tư, xúc phạm danh dự nhân phẩm công dân của 1 người phụ nữ và người đàn ông được cho là cha đứa bé, đưa ra nhiều giả định nhằm bôi nhọ họ.

Bên cạnh đó, ông Quân dùng chính tư cách giảng viên Đại học Luật TP.HCM (nhiều lần được giới thiệu là giảng viên Đại học Luật TP.HCM và bản thân ông Quân cũng nhiều lần tự nhận ông là giảng viên) để livestream, sử dụng từ ngữ phản cảm, không đúng chuẩn mực của một giảng viên đại học.

Từ đó, người tố cáo cho rằng ông Quân không còn đủ tư cách giảng dạy sinh viên.

Cách nào để chấm dứt việc chửi bới, xúc phạm trên mạng?

TTO – Thời gian gần đây xuất hiện tràn lan những vụ livestream, dùng nền tảng mạng xã hội để chửi bới, tấn công nhau, tấn công đến nhiều người, nhiều giới, thậm chí cả cơ quan công an.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.