Kiện đòi bồi thường 'khủng' được không? | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Kiện đòi bồi thường ‘khủng’ được không?

Bà Lê Thị Giàu và hồ sơ vụ kiện đòi bồi thường 1.000 tỉ đồng gây xôn xao dư luận – Ảnh: T.M.

Một người có thể đòi mức bồi thường ra sao và án phí được tính thế nào?

Danh dự, uy tín cá nhân được pháp luật bảo vệ

Theo luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội), danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là quyền nhân thân bất khả xâm phạm được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ. Khi có căn cứ cho rằng nó bị người khác xâm phạm thì cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình.

Theo nội dung vụ việc, bà Giàu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có phần yêu cầu bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Về phần này, Bộ luật dân sự năm 2015 liệt kê đó là những thiệt hại như chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và những thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thêm về một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở, tức như hiện nay thì không quá 14,9 triệu đồng. Hiện nay nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa tổng số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân bị xâm phạm và một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần.

Về phần yêu cầu bồi thường tổn thất về vật chất, trong quá trình giải quyết vụ án, bà Giàu sẽ phải đưa ra những căn cứ để chứng minh những thiệt hại mà bà cũng như thương hiệu, công ty của bà phải gánh chịu, để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại. 

Mặt khác, nếu việc livestream của bà Phương Hằng làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu sản phẩm mì Lá Bồ Đề, nước tương, dầu Nhị Thiên Đường như bà Giàu nêu thì cũng cần phải làm rõ đây là sản phẩm của cá nhân bà hay của công ty. Nếu là ảnh hưởng đến uy tín công ty thì rất có thể pháp nhân này sẽ phải khởi kiện một vụ án khác.

Có thể yêu cầu 1.000 tỉ hoặc cao hơn!

Cũng theo luật sư Tú, nguyên đơn có quyền đưa ra con số về yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể 1.000 tỉ hoặc thậm chí là con số cao hơn. Khi xét xử, tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, tài liệu thu thập được để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu này.

Đồng quan điểm, luật sư Trần Văn Thanh (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng theo quy định của pháp luật, người dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tòa án thụ lý, giải quyết. 

Người khởi kiện có thể đưa ra con số bất kỳ để yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, người này sẽ phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của bị đơn đã gây thiệt hại cho nguyên đơn tại tòa. 

Trong quá trình giải quyết vụ án, xét thấy yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ thì tòa chấp nhận yêu cầu. Còn nếu nguyên đơn không chứng minh được hoặc chỉ chứng minh được một phần thì tòa bác đơn hoặc chấp nhận một phần đơn khởi kiện, và phần yêu cầu bồi thường thiệt hại không được tòa chấp nhận sẽ phải chịu án phí.

Bà Giàu nói gì về yêu cầu bồi thường ngàn tỉ?

Trong đơn khởi kiện tại TAND quận 1 (TP.HCM), bà Lê Thị Giàu trình bày lý do và yêu cầu tòa buộc bà Nguyễn Phương Hằng chấm dứt ngay hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của bà; buộc bà Hằng gỡ bài nói về bà, công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube. Đồng thời, bà Giàu cũng yêu cầu tòa án buộc bà Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bà với số tiền 1.000 tỉ đồng.

Lý giải về yêu cầu bồi thường 1.000 tỉ, bà Giàu cho biết bà sẽ chứng minh thiệt hại của mình tại tòa. “Người xưa nói lời nói ngàn vàng, làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó. Cô Hằng nói tôi lừa đảo, chiếm của chùa; chưa nói đến vật chất, mà danh dự của tôi không thể đo đếm bằng tiền” – bà Giàu nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo TAND quận 1 cho biết theo điểm đ, khoản 1, điều 12 nghị quyết 326/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thân nhân liệt sĩ… được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án.

Sau khi nộp đơn khởi kiện, bà Giàu có đơn đề nghị miễn nộp án phí do bà Giàu là người cao tuổi. Bà Giàu năm nay 62 tuổi, theo Luật người cao tuổi, bà thuộc trường hợp được miễn án phí theo quy định pháp luật. “Trường hợp tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Giàu thì bà Giàu vẫn được miễn án phí do là người cao tuổi” – vị này giải thích.

Ông Trang Hữu Nghĩa (bí thư chi bộ Công ty CP Thực phẩm Bình Tây) cho rằng qua bạn bè, các mối làm ăn, ông biết việc bà Giàu bị xúc phạm.

Về livestream của bà Phương Hằng, ông Nghĩa cho rằng các đối tác của công ty “bán tín bán nghi” về những gì bà Hằng nói, làm giảm uy tín, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.

Thiệt hại về mặt kinh tế thì có thể chứng minh, còn thiệt hại về mặt tinh thần thì không thể đo đếm được.

Bà Phương Hằng bị kiện đòi bồi thường 1.000 tỉ đồng vì nội dung livestream

TTO – TAND quận 1, TP.HCM vừa thụ lý vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn Lê Thị Giàu – chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây – và bị đơn Nguyễn Phương Hằng – chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.