Coi chừng không chỉ có ca nhiễm nhập cảnh từ Ấn Độ ở Yên Bái | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Coi chừng không chỉ có ca nhiễm nhập cảnh từ Ấn Độ ở Yên Bái

Sở Y tế Yên Bái phun khử khuẩn tại phòng và khu vực xung quanh khách sạn Như Nguyệt 2 – Ảnh: Y.B.

“Các khu cách ly hiện nay chỉ có 1 hoặc 2 nhà vệ sinh là không ổn. Ai cũng vào chung nhà vệ sinh là không được. Như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, sắp tới các khu cách ly tập trung ngoài phân chia người có nguy cơ thấp, nguy cơ cao ra còn phải thực hiện giường cách ly giường, phòng cách ly phòng. Các địa phương phải lắp đặt thêm hệ thống camera để giám sát.

Ông NGUYỄN THANH BÌNH (chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

Bệnh nhân là F1 (người tiếp xúc gần) với 4 bệnh nhân là chuyên gia mới nhập cảnh từ Ấn Độ. Không chỉ ở Yên Bái, nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly có thể xảy ra tại bất kỳ đâu nếu không đảm bảo cách ly an toàn.

Nguy cơ cao trong khu cách ly

Theo thông tin của Sở Y tế Yên Bái, ngày 18-4, đoàn chuyên gia Ấn Độ đã đến cách ly tại khách sạn này, xét nghiệm ngày 18-4 đã ghi nhận 1 người trong đoàn (nam giới 49 tuổi dương tính), sau đó từ ngày 19 đến 24-4 đã có thêm 3 ca bệnh là chuyên gia Ấn Độ cùng đoàn, cùng cách ly tại khách sạn. 

Đến 26-4, Sở Y tế Yên Bái cho biết qua xét nghiệm lần 4 cho 7 người F1 của nhóm bệnh này cùng 1 người F1 là nhân viên khách sạn, 1 người F1 ở Sở Y tế, kết quả có 1 người kết quả dương tính (là nhân viên khách sạn).

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên có lây nhiễm trong khu cách ly, mà tình trạng này từng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là tại Hải Dương trong đợt dịch vừa qua. 

Tại Hải Dương, trong đêm 27-1 (khi ghi nhận 2 bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương đầu tiên của đợt dịch), đã có hàng ngàn người được chuyển đi cách ly tập trung. 

Do số lượng người cách ly lớn và cùng lúc nên đã có tình trạng 60 người dùng chung 1 khu vệ sinh, có phòng cách ly chứa 30-40, thậm chí 50 người. 

Từ tình huống này, có những ngày trong khu cách ly ở Hải Dương ghi nhận 80 F1 trở thành bệnh nhân dương tính, có hàng chục trường hợp dương tính sau khi đã cách ly hàng tháng trời và nguyên nhân được cho là do lây nhiễm chéo trong khu cách ly. 

Tại Hà Nội, 2 nhân viên khách sạn MT cũng từng phải cách ly vì trở thành F1 khi đi đổi tiền, nghe điện thoại giúp bệnh nhân cách ly.

Tuân thủ quy trình cách ly chuẩn

Ông Huỳnh Minh Trúc – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ – cho biết ngay từ đầu khi bắt đầu thực hiện cách ly tập trung, ngành y tế đã rất chú trọng đến quy trình cách ly tránh lây nhiễm chéo. 

Các quy định khi tiếp xúc giữa nhân viên và người cách ly; xử lý rác thải và vật dụng cá nhân tại khu cách ly… đều được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các khu cách ly thu phí tự nguyện tại khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng… Cần Thơ rất thận trọng khi kiểm tra cho phép các cơ sở này hoạt động, kiên quyết không cho hoạt động những cơ sở không đảm bảo an toàn phòng dịch, lỏng lẻo trong cách ly. Hiện chưa xảy ra trường hợp lây nhiễm chéo tại khu cách ly.

Tại khu cách ly tập trung phòng dịch COVID-19 ở Trung đoàn bộ binh 932 (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), hiện mỗi phòng cách ly bố trí 4 người, mọi sinh hoạt trong khu cách ly khép kín, nghiêm ngặt theo kỷ luật quân đội, theo quy trình của Bộ Y tế. 

Thượng tá, bác sĩ Phạm Văn Bồi – phó giám đốc Bệnh viện Quân dân y, người xuyên suốt làm công việc tại khu cách ly – cho hay tất cả rác thải thu gom trong cách ly được hợp đồng thu gom xử lý riêng, khi tiếp xúc trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang… 

Mỗi khi có đợt cách ly hoàn thành, đón đoàn khác về đều phải phun xịt khử khuẩn toàn khu vực…

Khu cách ly tại Trung đoàn bộ binh 932 ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY

Áp dụng quy tắc một chiều

Tại Kiên Giang, bác sĩ Cao Thành Nam – giám đốc CDC Kiên Giang – cho biết từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận cách ly cho 395 trường hợp, không có trường hợp nào lây nhiễm chéo. Hiện tại, có 99 người đang được cách ly tập trung tại Hà Tiên và Phú Quốc.

Trung tâm Y tế Phú Quốc cũng có một khu riêng dành cách ly tập trung các trường hợp nghi nhiễm COVID-19. 

Theo ông Võ Thành Dũng – phó giám đốc Trung tâm Y tế Phú Quốc, bệnh viện làm theo hướng dẫn khu cách ly áp dụng quy tắc “1 chiều”. 

Quy tắc này ngoài việc yêu cầu nhân viên y tế, y bác sĩ ra vào khu cách ly phải trang bị bảo hộ đầy đủ, chỉ được vào bằng 1 lối và ra bằng 1 lối khác. Trang thiết bị bảo hộ cũng chỉ dùng 1 lần rồi đưa đi tiêu hủy. 

“Chúng tôi áp dụng chặt chẽ quy định của ngành về vệ sinh dịch tễ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly” – bác sĩ Dũng nói.

Tập trung ứng phó khi Campuchia dỡ phong tỏa

Chiều 27-4, UBND tỉnh Kiên Giang đã họp khẩn bàn các phương án sẵn sàng ứng phó với diễn biến dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại ở nước láng giềng Campuchia. 

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Campuchia khiến lượng kiều bào về nước tìm việc làm thay thế và tránh dịch gia tăng đột biến. 

Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Kiên Giang nhận định mặc dù Chính phủ Campuchia đã có chỉ đạo phong tỏa thủ đô và một số khu vực khác, nhưng lệnh cấm di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác đã được dỡ bỏ.

Ngày 28-4 tới đây là hạn cuối thực hiện phong tỏa nhưng số ca mắc mới hằng ngày của Campuchia chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Nếu đến hết ngày 28-4 Campuchia không kéo dài thời gian thực hiện phong tỏa thì có khả năng công dân Việt Nam đang lao động, sinh sống ở Campuchia sẽ trở về nước với số lượng rất nhiều để lánh dịch và tìm việc làm. Việc nhập cảnh có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp.

Trước mắt, tỉnh Kiên Giang yêu cầu ngành y tế, chính quyền TP Hà Tiên và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp với các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy để xây dựng bệnh viện dã chiến, mở rộng khu điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó khu hồi sức cấp cứu đủ năng lực điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng, đồng thời triển khai phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 đạt chuẩn theo quy định của ngành y tế.

Tuyến biên giới bộ tiếp tục phong tỏa tất cả đường mòn, lối mở 24/24 giờ. Trên biển, yêu cầu tăng cường phương tiện, nhân lực để khép chặt tuần tra, kiểm soát các trường hợp nhập cảnh trái phép. Trường hợp cần thiết sẽ triển khai phương án giãn cách xã hội và cấm toàn bộ tàu thuyền ra biển.

Cách ly cũng phải 5K

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng nguyên tắc của cách ly là phải đảm bảo khoảng cách, nếu không sẽ dễ lây nhiễm chéo.

“Trong khu cách ly cũng phải duy trì 5K, phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế, không tập trung đông người. Nếu cho người cách ly ở chung phòng thì phải giữ khoảng cách 2m” – ông Hạnh khuyến cáo.

Dịch sẽ còn nóng trong những ngày tới, trong đó nóng cả ở khu cách ly do người nhập cảnh từ Campuchia, Lào và nhiều vùng dịch khác sẽ về nhiều, giữ cho yên khu cách ly cũng là yên cho cộng đồng.

Sẵn sàng ứng phó tình huống xấu

Ngày 27-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn công tác đến làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Long.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao trong thời gian qua Vĩnh Long đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, nhất là đối với các ca dương tính COVID-19.

Vĩnh Long là tỉnh trung tâm của ĐBSCL, giáp với nhiều địa phương vùng biên giới và nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng vẫn còn rất cao.

Do đó, bộ đề nghị Vĩnh Long chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, phải chuẩn bị sớm các cơ sở cách ly tập trung, tiếp nhận được số lượng lớn người cách ly.

Ông Long đề nghị thêm đặc biệt hạn chế tổ chức các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.

“Tôi cũng đề nghị Viện Pasteur TP.HCM phải nỗ lực hỗ trợ Vĩnh Long nói riêng và tất cả các tỉnh miền Tây nâng cao năng lực, thiết bị xét nghiệm và khẳng định COVID-19. Phải cam kết, làm ngay việc này sớm nhất” – ông Long đề nghị.

* Phải cẩn trọng và đề phòng tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhắc nhở khi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại khu vực cửa khẩu Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An vào ngày 27-4.

Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã nhắc nhở tỉnh Long An đặc biệt quan tâm thêm các trường hợp chuyên gia thực hiện cách ly khi đến Việt Nam, yêu cầu nên xây dựng thêm quy trình quản lý chặt chẽ sau quá trình cách ly bằng cách gửi công văn đến nơi làm việc, theo dõi tiếp việc cách ly tại nhà…

Ông Tuyên cũng nhắc đi nhắc lại việc không được chủ quan, lơ là, đồng thời yêu cầu tỉnh phải tiếp tục kiện toàn về mặt tổ chức các ban chỉ đạo phòng chống dịch từ cấp tổ ở địa phương đến các đơn vị trong toàn tỉnh, các tổ công tác liên ngành phòng chống dịch.

Đồng thời, ngành y tế Long An phải tiếp tục đào tạo các nhân viên tiếp nhận, xét nghiệm bệnh nhân để có thể ứng phó trong trường hợp diễn biến dịch xảy ra xấu, phức tạp trên địa bàn.

CHÍ HẠNH – SƠN LÂM

Khi có lệnh khẩn, triển khai bệnh viện dã chiến ngay

Khu cách ly thị trấn An Phú đã chia sẵn 2 khu A và B riêng biệt để cách ly nhóm người có nguy cơ cao, nguy cơ thấp – Ảnh: BỬU ĐẤU

An Giang đã thành lập 50 cơ sở cách ly tập trung, có khả năng tiếp nhận 4.423 người. Bên cạnh đó, An Giang hiện có 16 cơ sở điều trị COVID-19, có khả năng thu dung điều trị 180 người bệnh. Trong đó, tuyến tỉnh có 4 bệnh viện, tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 2 bệnh viện tư nhân.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch tại địa phương, nhất là khu vực biên giới, tỉnh kiến nghị Bộ Y tế hướng dẫn quy định về điều kiện để tỉnh ban bố lệnh khẩn cấp.

Vì khi có lệnh khẩn cấp thì sẽ triển khai theo quy trình công trình khẩn cấp đối với xây dựng bệnh viện dã chiến nhằm chủ động trong tiếp nhận điều trị khi số ca bệnh tăng cao, dự kiến theo 2 phương án.

Phương án 1: khảo sát tận dụng ký túc xá của Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật An Giang (cơ sở 1) tại huyện Châu Phú để cải tạo sửa chữa theo mô hình bệnh viện dã chiến, quy mô tối đa 400 giường, để đưa vào khai thác sử dụng ngay khi cần thiết.

Phương án 2: xây dựng mới bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành. Hiện tại, Ban quản lý dự án tỉnh chủ trì cùng với Sở Y tế, Sở Xây dựng đã hoàn thành cơ bản hồ sơ thiết kế

Ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – cho biết sau buổi làm việc với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia thì địa phương sẽ chỉ đạo các cơ sở cách ly tập trung thực hiện nghiêm việc phân luồng nhóm người có nguy cơ cao, nguy cơ thấp về từ các nước đang có dịch bệnh hiện nay.

Ông Bình cũng đề nghị Chính phủ yêu cầu các tỉnh thành chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ cho An Giang nói riêng và các tỉnh giáp biên giới Campuchia nói chung khi lượng người Việt Nam từ Campuchia về tỉnh lớn, vượt khả năng đáp ứng của tỉnh.

Đồng thời tạm ngưng phân bổ số lượng người nhập cảnh theo các chuyến bay cho An Giang, để tỉnh tập trung đảm bảo công tác phòng chống dịch tuyến biên giới.

BỬU ĐẤU

Lên phương án bầu cử trong tình huống dịch COVID-19 bùng phát

TTO – Tại phiên họp thứ 10 vào chiều 27-4, Ủy ban bầu cử TP.HCM đã quán triệt hướng dẫn số 234 của Hội đồng bầu cử quốc gia về tổ chức bầu cử trong tình huống dịch COVID-19 phát sinh ở các địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.