Chính phủ vẫn muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Chính phủ vẫn muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Sáng 23/3, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư thay mặt Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội nội dung sửa đổi Luật Đầu tư sửa đổi. Ông đã đi làm trở lại từ tuần trước sau khi hết thời hạn cách ly và các kết quả xét nghiệm âm tính. Trước khi nói về Luật này, ông thông tin thêm, các thành viên của Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong đoàn công tác không ai dương tính với nCoV. “Tôi đang tâp trung nghiên cứu các nhóm giải pháp ứng phó với dịch bệnh trình Chính phủ”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tgam gua phiên họp 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/3. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Về Luật Đầu tư sửa đổi, tại lần trình này, ông Dũng cho biết, Chính phủ vẫn đề nghị cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê. Hiện có 217 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM, nhưng thực chất hoạt động theo kiểu xã hội đen, cho vay nặng lãi, khiến an ninh trật tự rất phức tạp. Trong khi đó, đóng góp của lĩnh vực này với nền kinh tế ít hơn nhiều so với chi phí khắc phục hệ quả gây ra với trật tự xã hội. 

Mặt khác, nếu thiết kế chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình kinh doanh này “cũng rất khó, là thách thức lớn cho cơ quan soạn thảo”. 

Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng đồng ý nên cấm. Ông cho rằng, hợp đồng vay nợ là hợp đồng dân sự, pháp luật đã quy định nhiều thiết chế xử lý khi có tranh chấp như hoà giải, trọng tài, toà án… Nhưng thực tế người dân rất ít sử dụng các thiết chế này, thay vào đó lại thông qua các tổ chức đòi nợ thuê để đòi quyền lợi cho mình. Thói quen này, theo ông, khiến dịch vụ kinh doanh đòi nợ bị biến tướng, gây mất trật tự an ninh xã hội. “Không nên tiếp tục duy trì hình thức đòi nợ thuê”, ông Lưu nhấn mạnh. 

Với các công ty, hợp đồng kinh doanh đòi nợ đang có hiệu lực, dự thảo Luật sửa đổi sẽ có các quy định chuyển tiếp. Chẳng hạn, cho phép công ty đòi nợ thuê hoạt động thêm một năm, sau thời hạn này buộc phải chấm dứt hoạt động…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng, không nên vì “không quản được thì cấm” kinh doanh. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhìn nhận, dịch vụ đòi nợ đang là nhu cầu thực tế, dù không ít trường hợp lợi dụng, biến tướng nhưng một phần do cơ quan quản lý chưa “quản” tốt loại hình kinh doanh này mới để xảy ra như vậy.

Bà Ngân đồng ý với nhiều ý kiến, không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thay vào đó đưa ra các quy định, thiết chế quản lý chặt chẽ, và nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước. “Không phải không quản được là cấm”, bà Ngân nói.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội cũng cho rằng, kinh doanh đòi nợ thuê được mở ra do đòi hỏi của kinh tế thị trường. Ông đề nghị giữ lại loại hình này, và tăng chế tài quản lý để hạn chế mặt xấu. “Nghiên cứu chế tài tốt hơn là thấy cái gì khó thì cấm kinh doanh”, ông Phúc nói.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá tác động của từng phương án, báo cáo Quốc hội, cần thiết sẽ lấy phiếu thăm dò các đại biểu Quốc hội.

Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới. 

Anh Minh

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.