Tin sáng 26-11: Hơn 80.000 F0 TP.HCM đang cách ly, 95% ca tử vong có bệnh nền, miền Tây 'nóng' | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Tin sáng 26-11: Hơn 80.000 F0 TP.HCM đang cách ly, 95% ca tử vong có bệnh nền, miền Tây ‘nóng’

Nhân viên y tế phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM tiến hành cách ly một gia đình F0 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Số ca COVID-19 mới trung bình/ngày tuần qua là 10.666 ca/ngày, tuần liền kề là 9.218 ca/ngày. Số ca tử vong cũng tăng theo, 133 ca/ngày so với 93 ca/ngày của tuần trước.

Các tỉnh miền Tây đang là điểm nóng mới khi có số mắc rất cao. Trước đây các tỉnh thành Đông Nam Bộ luôn ở vị trí 1, 2, 3 về số ca mắc hằng ngày, nhưng tuần gần đây Cần Thơ và các tỉnh thành khác như Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang… liên tục có số mắc và số ca tử vong hằng ngày khá cao. 

Đã có một số tỉnh thành trong khu vực trên báo về Bộ Y tế hết cơ số giường và đề nghị chi viện.

Ngày 25-11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã quyết định lập 3 đoàn công tác kiểm tra tình hình thích ứng an toàn với dịch, đánh giá khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân, triển khai hướng dẫn điều trị… Các đoàn cũng xem xét nhu cầu chi viện để có hỗ trợ sớm.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

TP.HCM: Tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư

Số ca nặng, tử vong có khuynh hướng gia tăng, trong đó 85% ca tử vong nằm trong nhóm trên 50 tuổi, 95% liên quan đến bệnh lý nền. Tổng số các ca nhiễm đang được cách ly, theo dõi đã hơn 80.000 người.

Theo Sở Y tế TP.HCM, số lượng F0 tăng gần đây xuất phát từ việc mở cửa trở lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP và đây là diễn tiến đã lường trước. Dù TP đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhưng số lượng F0 vẫn có chiều hướng tăng nhẹ, dẫn đến số bệnh nhân tử vong cũng gia tăng nhẹ theo.

Qua phân tích, các ca tử vong những ngày qua đều liên quan đến những người trên 65 tuổi, những người nhiều bệnh nền và những người chưa tiêm vắc xin. Ngoài ra, số ca tử vong tăng liên quan đến những ca bệnh nặng và rất nặng từ bệnh viện các tỉnh khác chuyển viện về TP.HCM.

Trước tình hình trên, TP.HCM đã ban hành nhiều văn bản khẩn để tăng cường thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Trong đó đặc biệt yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư.

Các địa phương phải nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại các địa phương, doanh nghiệp như lái xe, phụ xe liên tỉnh, người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú…

TP.HCM không lập lại các chốt kiểm soát, thay vào đó, Công an TP đang thực hiện các công tác quản lý di biến động dân cư như đăng ký thường trú, tạm trú, rà soát hộ khẩu, những ai có mặt thực tế ở địa phương. Công an TP cũng đang rà soát, đối sánh các dữ liệu dân cư, cấp mã số định danh cá nhân.

Shipper xét nghiệm COVID-19 trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các công ty dược Việt Nam được nhận quyền sản xuất thuốc trị COVID-19

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có 2 văn bản gửi Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, đề nghị thông tin tới các doanh nghiệp có nhu cầu nhận quyền sản xuất thuốc trị COVID-19 do hãng Pfizer và hãng Merck phát minh, để nộp hồ sơ xem xét trở thành “đối tác nhượng tự nguyện sản xuất thuốc” Molnupiravir (hãng Merck) và Paxlovid (hãng Pfizer).

Theo Cục Quản lý dược, 2 loại thuốc trên đã được hãng phát minh ký thỏa thuận với Quỹ Bằng sáng chế thuốc (MPP), các cơ sở sản xuất thuốc muốn nhận nhượng quyền nộp hồ sơ và khi được xét sẽ được quyền sản xuất thuốc này. 

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hưởng lợi từ thỏa thuận của hãng phát minh với MPP. Đây là một quyết định đặc biệt của hãng sáng chế nhằm đáp ứng khẩn cấp thuốc trong đại dịch, trong khi thông thường nhà sáng chế sẽ giữ bản quyền thuốc hàng chục năm, trước khi cho phép các cơ sở sản xuất khác được sản xuất thuốc phiên bản (thuốc generic).

Lực lượng chức năng lập vùng cách ly và tiếp tế vật dụng thiết yếu tại nhiều khu vực thuộc phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội vì phát hiện hàng chục ca F0 – Ảnh: NAM TRẦN

Người từ vùng dịch đến TP.HCM phải cách ly thế nào?

Sở Y tế TP.HCM vừa có hướng dẫn giám sát y tế với người đến/về TP.HCM từ vùng dịch. Theo đó, người đến/về TP.HCM từ vùng dịch cấp 4 hoặc vùng phong tỏa được giám sát như sau:

Những người đã tiêm đủ liều vắc xin (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng:

– Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương;

– Thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất (1 lần).

Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin:

– Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo;

– Thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương (2 lần).

Những người chưa tiêm vắc xin:

– Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo;

– Thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương (3 lần).

Tiêm vắc xin cho học sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 29-10 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh thành

– Hà Nội tối 25-11 ghi nhận 285 ca bệnh, trong đó có 122 ca cộng đồng. 235.199 trẻ từ 15-17 tuổi đã tiêm vắc xin COVID-19. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 là 8.832 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.326 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.506 ca.

– Từ ngày 5-10 đến 7h ngày 25-11, tỉnh Sơn La phát hiện 109 ca dương tính là người trở về từ các địa phương đang có dịch và một số trường hợp lây nhiễm thứ phát trong tỉnh. Riêng ngày 24-11, Sơn La phát hiện 9 ca dương tính tại hai huyện Thuận Châu và Phù Yên.

– Lạng Sơn tính đến 18h ngày 24-11 đã có 6 ca F0; 392 F1 và 3.472 F2, nguy cơ dịch lan rộng ra cộng đồng là rất lớn.

Hải Dương ngày 25-11 có 60 ca COVID-19 đã khỏi bệnh, được ra viện, thêm 5 ca nhiễm mới. Hiện nay, tỉnh còn 253 bệnh nhân đang được điều trị. Từ ngày 12-10 đến nay, Hải Dương ghi nhận 484 ca COVID-19, trong đó có 73 ca bệnh đi từ các địa phương có dịch. Có khoảng 54% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi, tương ứng với khoảng 75% dân số là người trên 18 tuổi. 

– Từ ngày 16-10 đến sáng 25-11, Đà Nẵng ghi nhận 660 ca COVID-19, trong đó 77 ca về từ tỉnh, thành phố khác. Các cơ sở y tế trên địa bàn đang điều trị 465 bệnh nhân.

– Vĩnh Long từ ngày 1-1 đến ngày 25-11 ghi nhận 8.198 ca COVID-19, hiện có 3.243 bệnh nhân đang được điều trị. Trong hơn 10 ngày qua, mỗi ngày đều có gần 300 ca, ngày 23-11 ghi nhận 505 ca và ngày 24-11 là 482 ca. Vĩnh Long đã thành lập 7 bệnh viện dã chiến với quy mô gần 4.000 giường bệnh đảm bảo công tác, thu dung, điều trị các trường hợp mắc COVID-19.

– Từ 18h ngày 24-11 đến 11h ngày 25-11, toàn tỉnh Bến Tre có 249 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 5.763 ca. Trong đó, có 2.927 ca ra viện, 60 ca tử vong. Toàn tỉnh có 94,91% (do cập nhật thống kê mới) dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin, 61,39% dân số tiêm đủ 2 mũi.

– Trong ngày 25-11, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 609 ca nhiễm mới, trong đó có 118 người chưa được tiêm vắc xin COVID-19, có 2 ca tử vong trong ngày…

Tin COVID-19 chiều 25-11: Thêm 12.450 ca nhiễm mới, tăng nhiều ở miền Tây

TTO – Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận thêm 12.450 ca nhiễm mới, trong đó TP.HCM 1.582 ca. Số ca nhiễm ở miền Tây tiếp tục tăng, nhiều tỉnh, thành ghi nhận trên 600-700 ca như Cần Thơ 741 ca, Bạc Liêu 617, Đồng Tháp 609…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.