Thủ tướng: Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an lành, không để 'dịch chồng dịch' | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Thủ tướng: Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an lành, không để ‘dịch chồng dịch’

Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì phiên họp lần thứ 19 của Ban Chỉ đạo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì phiên họp lần thứ 19 của Ban Chỉ đạo chiều 23-12.

Báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến tại cuộc họp nhận định dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Thậm chí, lây lan phổ biến hơn cả Omicron – biến thể chính trên toàn cầu hiện nay.

Theo công bố của WHO, số ca tử vong do COVID-19 hàng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức cao; một số nước vẫn phát hiện hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Tại Việt Nam, số ca mắc mới, tử vong thấp nhất trong 60 ngày qua.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng nhận định tỉ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố còn thấp. Mặt khác, thế giới xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới, diễn biến phức tạp; nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi luôn hiện hữu.

Việt Nam đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (nguồn lây từ nước ngoài), dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp, dịch Adenovirus vẫn đang lưu hành.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đặt tính mạng, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết; chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an lành, mạnh khỏe, vui tươi, phấn khởi, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Dịch bệnh đã được kiểm soát, song Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiêm vắc xin và ý thức người dân.

“Bộ Y tế, các bộ liên quan, UBND tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác tại các cơ sở y tế trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán.

Lưu ý việc tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh; thực hiện tốt việc chăm lo, động viên vật chất, tinh thần đối với lực lượng trực chống dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung lực lượng, dứt khoát không để dịch chồng dịch trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán. Đồng thời, tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, nhất là các đối tượng rủi ro cao.

Khẩn trương tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng chủ trương của Đảng.

Về bảo đảm thuốc, vật tư y tế, Chính phủ đã có nghị quyết 144 và đã có nhiều chỉ đạo về việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật từ tháng 6-2022. Thủ tướng yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, không đùn đẩy trách nhiệm, tăng cường nắm bắt tình hình, phản ứng chính sách kịp thời; khẩn trương sửa đổi các thông tư có liên quan, rà soát các vướng mắc trong các nghị định để khẩn trương đề xuất sửa đổi, không để kéo dài.

Bộ Y tế lưu ý thực hiện nghiêm, kịp thời các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm thuốc, nhất là rà soát, sửa đổi các quy định không còn phù hợp trong các thông tư của bộ, hoàn thành trước 31-12-2022. Các địa phương chủ động triển khai các nhiệm vụ để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế theo thẩm quyền.

Khống chế thành công dịch COVID-19 là sự kiện y tế lớn nhất 2022

2022 là năm có nhiều “sóng gió” lớn nhất với lĩnh vực y tế, phần lớn đã tác động tiêu cực tới dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân, nhưng 2022 cũng là năm chúng ta khống chế hiệu quả dịch COVID-19 sau gần ba năm đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.