Covid-19 có thể trở thành mạn tính | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Covid-19 có thể trở thành mạn tính

Báo cáo của các nhà nghiên cứu quân y Trung Quốc đăng trên Medrxiv.org tuần trước cảnh báo về một nhánh nhỏ của nCoV có độc tính thấp nhưng duy trì khả năng lây nhiễm ở một số trường hợp hiếm. Các trường hợp này có triệu chứng mạn tính, rất có thể xuất phát từ một đột biến của virus.

Một người đàn ông trung niên, mặc dù không phát bệnh nặng nhưng đã hình thành một thế “cân bằng động” với nCoV sau 49 ngày nhiễm virus, theo báo cáo trên. Bệnh nhân có nồng độ virus cao, nhưng các chỉ số tế bào miễn dịch lại ổn định.

“Virus và vật chủ thậm chí đã hình thành một mối quan hệ cộng sinh”, theo báo cáo.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bệnh nhân này không thể loại bỏ virus bằng các phương pháp thông thường và vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Vì thế, họ được điều trị bằng huyết tương của các bệnh nhân Covid-19 đã bình phục. Xét nghiệm sau đó hai ngày cho kết quả âm tính.

Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm Covid-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

Đến nay, đây là ca có thời gian loại bỏ virus lâu nhất. Các báo cáo cho thấy thời gian trung bình cho tới khi âm tính với nCoV là 20 ngày, lâu nhất là 37 ngày. Thời gian càng dài đối với các ca bệnh càng nặng.

Bệnh nhân này chỉ thỉnh thoảng sốt nhẹ, không ho, run lạnh, khó thở hay bất kỳ triệu chứng Covid-19 điển hình nào khác. Phim chụp CAT cho thấy tổn thương ở cả hai bên phổi, nhưng biến mất vài ngày sau khi nhập viện. Thân nhiệt bệnh nhân cũng quay trở lại bình thường.

Tuy nhiên xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với nCoV, đặc biệt với nồng độ virus cao tương đương các ca bệnh nặng. Trường hợp này “có khả năng trở thành một ca nhiễm bệnh mạn tính nếu không được truyền kháng thể”, các nhà nghiên cứu cho hay.

Một người phụ nữ lớn tuổi có tiếp xúc với bệnh nhân này cũng dương tính với nCoV và có các triệu chứng tương đối nhẹ. Mặc dù thuộc nhóm nguy cơ cao, bệnh nhân hồi phục nhanh và có tiên lượng tốt hơn nhiều so với trung bình của các bệnh nhân khác ở cùng lứa tuổi.

Điều tra dịch tễ không phát hiện kết quả dương tính nào khác trong số các tiếp xúc gần thuộc gia đình của bệnh nhân này.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là bằng chứng về một nhóm nhỏ virus có độc tính và khả năng lây lan yếu hơn nhưng lại khó loại bỏ hơn. Đồng thời, họ cũng cảnh báo rằng những bệnh nhân “nhiễm mạn tính” có thể dễ bị bỏ qua và gây lây lan trong cộng đồng, tạo nên một đợt bùng phát mới. Khả năng lây lan của chủng virus này qua những con đường khác như quan hệ tình dục vẫn còn cần được nghiên cứu thêm.

Linh Phan (Theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.