Bình Dương: Chấn chỉnh tình trạng F0 vượt rào, giật đồ ăn trong bệnh viện dã chiến | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Bình Dương: Chấn chỉnh tình trạng F0 vượt rào, giật đồ ăn trong bệnh viện dã chiến

Chiều 3.9, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã chấn chỉnh tình trạng F0 xô đổ hàng rào giật đồ ăn trong Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa (TX.Bến Cát).

F0 vượt rào trong Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa

Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 3.9, hàng trăm F0 mới được chuyển từ TX.Tân Uyên (Bình Dương) đến Bệnh viện dã chiến số 1 (cơ sở Thới Hòa) đã xô đổ hàng rào và vượt qua giật đồ ăn sáng ở khu C.

Sau khi sự việc xảy ra, các y bác sĩ đã dùng loa để vận động, đồng thời lực lượng an ninh cũng được tăng cường sau đó để ổn định tình hình.

F0 giật đồ ăn ở Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa
Tình hình trật tự sau đó đã được ổn định
Một phần ăn sáng của F0 trong Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa

Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa sau khi tiếp nhận khoảng 6.000 F0 từ TX.Tân Uyên chuyển đến đã có tổng cộng 12.000 F0 đang được điều trị tại đây. Sau vụ việc F0 giật đồ ăn tại đây, một lãnh đạo quản lý Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa, cho biết khi các F0 từ TX.Tân Uyên chuyển đến đây, nhiều người chưa được lập danh sách nên sẽ khó để được cung cấp các suất ăn kịp thời.

Theo báo Thanh Niên đưa tin

Giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19: Quay cuồng ở Bệnh viện Dã chiến

“Alo, Alo… điều trị ơi, nghe rõ không, bây giờ chưa có chỗ nào nhận bệnh đâu nên tụi em cố gắng cho bệnh nhân thở ôxy cho anh nha, cho thở ngắt quãng 2 lít/phút thôi nha” – ThS.BS Trần Minh Tuấn liên tục trao đổi qua bộ đàm để hướng dẫn ca trực tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 7, chăm sóc các bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng trong lúc chờ chuyển tuyến.

Mất khái niệm thời gian

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại TPHCM đến nay đã gần một tháng, ThS.BS Trần Minh Tuấn cùng 74 đồng nghiệp tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) được điều động đến Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 7 (BVDC số 7) để hỗ trợ TPHCM chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tiếp nhận khu thu dung tại BVDC số 7 từ ngày 11/7, chỉ sau ít ngày, khu vực do lực lượng nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 175 quản lý đã kín chỗ với hơn 1.300 bệnh nhân. 75 nhân viên y tế chia thành ba ca (mỗi ca 25 người), mỗi ca lại chia thành nhiều ê-kíp để dọn phòng, lấy mẫu xét nghiệm, tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hơn 1.300 bệnh nhân mỗi ngày.

Trực chiến trong phòng điều hành từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều vẫn chưa có giây phút nghỉ ngơi. Phần cơm trưa được chuyển đến từ hơn 11 giờ đã nguội ngắt ngoài hành lang. Chiếc máy bộ đàm trên tay bác sĩ Trần Minh Tuấn liên tục chớp đèn, rè rè mỗi khi các kíp trực ở phòng bệnh, khu tiếp nhận bệnh hay bộ phận hậu cần cần sự giúp đỡ. “Alo! Alo! Anh Tuấn ơi có hai bệnh nhân chuyển nặng cần thở ôxy gấp” – giọng nói phát ra từ bộ đàm trên tay bác sĩ Tuấn, “Em cho bệnh nhân thở ôxy liền nhé, 2 lít/phút, theo dõi kỹ, có gì cần báo gấp nhé!”. Vừa dứt câu trả lời, bác sĩ Tuấn vội quay qua cầm điện thoại gọi lãnh đạo bệnh viện đề nghị làm thủ tục gấp để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện điều trị COVID-19 cấp cao hơn.

Các bác sĩ làm thủ tục tiếp nhận bệnh nhân

Chưa kịp uống ly nước, bộ đàm trên tay bác sĩ Tuấn lại reo, bộ phận trực ở tầng hầm – nơi tiếp nhận bệnh nhân báo có người bệnh không hiểu lý do vì sao đi lạc từ khu điều trị trên tầng 15 xuống, anh vội chuyển kênh để gọi nhân viên trực phòng vào kiểm tra và đưa bệnh nhân trở lại. “Những ngày này, chúng tôi không thể nhớ hôm nay là thứ mấy và càng không biết ngoài kia xã hội đang diễn ra như thế nào. Là bác sĩ, điều dưỡng nhưng không phải chỉ chăm sóc bệnh nhân mà chúng tôi làm mọi việc, từ lau dọn phòng chuẩn bị đón bệnh nhân, bưng bê bốc vác, điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc cho người bệnh, đến việc cố gắng chăm lo cho những đối tượng dễ tổn thương”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Mỗi ca trực chỉ có 25 người nhưng phải chăm sóc cho hơn 1.300 bệnh nhân. Khối lượng công việc quá lớn khiến các nhân viên y tế tại đây gần như không có thời gian nghỉ ngơi, họ quán xuyến, hỗ trợ nhau mọi lúc để có mặt kịp lúc khi bệnh nhân cần. Để công việc được suôn sẻ, các nhân viên y tế chia thành nhiều đội nhóm, tự thiết kế và vận hành mô hình quản lý người bệnh qua phần mềm, kêu gọi Mạnh thường quân, thường trực đường dây nóng để lắng nghe những cơn thịnh nộ của người bệnh vì dân quân mang trễ cơm, nước uống hay tiếp tế đồ đạc và 1001 các công việc không tên khác.

“Dù mệt mỏi, áp lực, nhưng ai cũng vui, cũng cười, cũng vỗ vai nhau cùng cố gắng. Cái tình người dung dị, sự bao dung ấm áp và những phút giây cảm thông với nhau giữa mỗi thành viên trong đoàn chỉ vì mục đích tối thượng phục vụ người bệnh được tốt hơn qua cơn bĩ cực này. Có hôm trời mưa như trút nước phải đi nộp báo cơm chiều để kịp cho bệnh nhân mà giằng co, tranh nhau chỉ để đồng đội mình không đường xa ướt mưa”, bác sĩ Tuấn tâm sự.

Cố hết mình vì bệnh nhân

Gần 14 giờ chiều, đang ăn dở phần cơm trưa nguội ngắt, nhận được thông báo xe chở F0 đã đến trước cổng bệnh viện, bác sĩ Vũ Thái Hoàng (BVDC số 7) vội dẹp phần cơm qua một bên, khoác bộ đồ bảo hộ y tế, xuống khu vực tiếp nhận, cùng các đồng nghiệp tiến hành tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng các bệnh nhân đưa vào khu vực cách ly điều trị.
“Những ngày này, chúng tôi không thể nhớ hôm nay là thứ mấy và càng không biết bên ngoài kia đang diễn ra điều gì. Là bác sĩ, điều dưỡng nhưng không phải chỉ chăm sóc bệnh nhân mà chúng tôi làm mọi việc, từ lau dọn phòng chuẩn bị đón bệnh nhân, bưng bê bốc vác, điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc người bệnh, đến việc cố gắng chăm lo cho những đối tượng dễ tổn thương”.

Bác sĩ Trần Minh Tuấn.
Những bệnh nhân F0 sau khi chuyển đến được bố trí xếp hàng giãn cách làm thủ tục nhập viện. Để phân bổ bệnh nhân về đúng khu vực, đúng luồng tuyến, bác sĩ Vũ Thái Hoàng cùng các đồng nghiệp cẩn thận đo nhiệt độ, tim mạch của bệnh nhân và khai thác tiền sử, bệnh nền. Những bệnh nhân có bệnh nền như huyết áp, tim mạch được hướng dẫn đến các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị y tế để tiện việc cấp cứu.

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng động viên bệnh nhân ở phòng bệnh

Đang làm thủ tục tiếp nhận gần 100 bệnh nhân từ các quận, huyện chuyển đến, bác sĩ Hoàng lại nhận được điện thoại yêu cầu hỗ trợ của bệnh nhân ở tầng 14, anh vội bàn giao công việc lại cho đồng nghiệp rồi tức tốc chạy lên phòng bệnh. “Em chuyển đến được một đêm rồi sao không thấy phát thuốc, thăm khám gì cả vậy bác sĩ? Hôm nay em ho nhiều quá, liệu có vấn đề gì nghiêm trọng không?”, nữ bệnh nhân 17 tuổi lo lắng. Sau khi được bác sĩ Hoàng khi thăm hỏi, động viên và giải đáp thắc mắc, bệnh nhân đã an tâm trở vào phòng nghỉ ngơi. Vì chưa có triệu chứng nặng và có thể tự tập luyện để điều chỉnh hơi thở, sức khỏe nên bệnh nhân không cần dùng thuốc hỗ trợ. “Một số bệnh nhân dù không triệu chứng hoặc chỉ ho nhẹ nhưng mang tâm lý mắc bệnh nên liên tục đòi uống thuốc, chúng tôi phải dành nhiều thời gian để giải thích. Thậm chí có người gọi mà bác sĩ chưa kịp chạy đến cũng la mắng um sùm”, bác sĩ Hoàng kể.

Trong những bệnh nhân vừa chuyển đến BVDC số 7, có một số là phụ nữ đang mang thai, lập tức, ê-kíp của BV Từ Dũ đang quản lý khu vực bên cạnh có mặt đưa các sản phụ này lên khu vực riêng chăm sóc. Cử nhân Phạm Văn Vinh, khoa Gây mê Hồi sức BV Từ Dũ vừa đảm nhiệm vai trò của nhân viên y tế vừa kiêm “người chuyển hàng” khi tự tay vác từng chiếc nệm, từng thùng nước lên sắp xếp phòng cho bệnh nhân nghỉ ngơi. “Ở đây là BVDC, máy móc không có nên việc chăm sóc sản phụ cũng gian nan. Đặc biệt là những phụ nữ mới mang thai lần đầu, họ chưa biết phân biệt cơn đau bụng, tức ngực là do ho nhiều hay thai nhi mệt. Chúng tôi phải theo dõi sát, khi có triệu chứng gì là lập tức hội chẩn với BV Từ Dũ để chuyển bệnh nhân về đó chăm sóc, chuẩn bị cho sinh con. Dù vất vả, khó khăn trăm bề nhưng anh em mỗi người cố gắng thêm một ít vì bệnh nhân”, anh Vinh tâm sự.

Theo Tiền Phong

.fb-background-color { background: #ffffff !important; } .fb_iframe_widget_fluid_desktop iframe { width: 100% !important; }

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.