'Bác sĩ thiên tài': Nghị lực phi thường của một bác sĩ tự kỷ | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

‘Bác sĩ thiên tài’: Nghị lực phi thường của một bác sĩ tự kỷ

Một cuộc họp ban lãnh đạo bệnh viện được tổ chức với tranh cãi gay gắt từ cả 2 phía: ủng hộ và phản đối. Phía ủng hộ chỉ có 2 người là ông viện trưởng và chuyên gia pháp lý.

Phía còn lại rất đông đảo và đưa ra lập luận đanh thép: họ không tin một người mắc tự kỷ có thể chuẩn xác trong các chẩn đoán y khoa và vững vàng trước áp lực kinh hoàng trong các ca phẫu thuật nguy hiểm.

Nhưng rồi họ phải ngỡ ngàng và thay đổi quan điểm khi chính Shaun, người bác sĩ bị coi thường, xuất hiện trước mắt họ.

Bằng tài chữa trị cho một bệnh nhân hiểm nghèo, anh chứng minh mình xứng đáng được tuyển.

Tài tử Freddie Highmore tỏa sáng với vai bác sĩ Shaun Murphy trong phim The Good Doctor (đến nay có 4 mùa, chiếu từ 2017) – Ảnh: ABC

Chàng bác sĩ thiên tài bị coi thường

Khi xã hội đang dành sự quan tâm lớn lao cho các y bác sĩ, tin vui là khán giả có những bộ phim hay về nghề nghiệp nay để có thêm lòng tin yêu và trân trọng.

Đối với Shaun Murphy (Freddie Highmore thủ vai, đồng thời là nhà sản xuất phim) của The Good Doctor (Bác sĩ thiên tài), việc được tuyển vào làm bác sĩ nội trú năm nhất của bệnh viện danh tiếng San Jose St. Bonaventure chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình gian truân nhưng cũng đầy cảm xúc.

Anh cùng đồng nghiệp thăm khám, chẩn đoán và chữa trị. Anh bước vào các buổi hội chẩn quan trọng cho những ca nặng. Anh phát biểu ý kiến trong sự hoài nghi của mọi người, rồi dần dần được tin tưởng.

Viện trưởng Aaron Glassman (trái, Richard Schiff thủ vai), người trao cơ hội và dìu dắt bác sĩ tự kỷ Shaun Murphy – Ảnh: ABC

Anh bị sếp “đì”, loại khỏi các ca phẫu thuật, rồi cũng chính người sếp đó công nhận năng lực của anh và trao cho những nhiệm vụ lớn hơn. Anh gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người và đôi lần kích động ở bệnh viện.

Điều tuyệt vời ở The Good Doctor là bên cạnh nhân vật chính đáng yêu và đáng cảm thông, các nhân vật còn lại – những bác sĩ, lãnh đạo ở Bệnh viện San Jose St. Bonaventure – đều là những người tử tế.

Phải, họ cũng có nhược điểm. Bác sĩ phẫu thuật chính Neil Melendez đầy nguyên tắc, đôi khi độc đoán. Nữ bác sĩ Claire Browne – người bạn đầu tiên của Shaun ở bệnh viện – hay sa đà về cảm xúc. Bác sĩ Jared Kalu khá lạnh lùng.

Trưởng khoa ngoại Marcus Andrews vô cùng tham vọng, thích đối đầu. Và viện trưởng Aaron Glassman, người cưu mang Shaun từ năm anh 14 tuổi, thích áp đặt quan điểm lên chàng trai trẻ.

Các bác sĩ trong phim đều giỏi và coi trọng y đức – Ảnh: ABC

Thế nhưng họ đều rất tử tế theo cách riêng, đặc biệt coi trọng y đức cũng như tính pháp lý của việc chữa bệnh.

Họ không hoàn hảo và có lúc mắc sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân, do đó rất hối hận, dằn vặt. Hầu hết có cá tính mạnh, nhờ đó trở thành những bác sĩ giỏi đầu ngành, nhưng điều đó khiến họ gặp ít nhiều rắc rối trong cuộc sống riêng.

Hành trình nhọc nhằn của người mắc tự kỷ

Giữa một dàn nhân vật mạnh và đặc sắc như vậy, nhân vật Shaun Murphy vẫn nổi bật và tỏa sáng nhờ diễn xuất của Freddie Highmore và một kịch bản quá dày dặn, thấu hiểu về nội tâm của một người mắc tự kỷ.

Highmore đã diễn xuất bằng cả cơ thể, với bộ dạng lóng ngóng, gương mặt ít bộc lộ cảm xúc và giọng nói đều đều mỗi khi nhân vật ở trạng thái bình thường và thực sự bùng nổ mỗi khi nhân vật xúc động hay kích động.

Những câu chuyện tình bạn, tình yêu của chàng bác sĩ để lại nhiều cảm xúc – Ảnh: ABC

Bộ phim cũng là quá trình nhân vật Shaun học cách sống và làm việc trong thế giới của những người “bình thường”. Có bài học rất dễ thương, có bài học đầy cay đắng, có bài học khiến anh muốn gục ngã.

“Thế giới này thật buồn và phức tạp” – anh nói với cô bạn Claire khi hiểu ra rằng người ta có thể vừa yêu thương vừa phản bội nhau.

Có hội chứng thiên tài nhưng Shaun không phải là một vị bác sĩ anh hùng hay “đấng cứu thế” của bệnh nhân.

Vì những hạn chế của mình, anh gặp nhiều sai lầm trong công việc, trong đó có cả lần do phân tâm trên bàn mổ gây chấn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân. Có lúc anh thất bại trong ứng xử với sếp, đồng nghiệp, với cả người mình yêu thương.

Những thước phim về thời niên thiếu của Shaun thực sự đáng buồn. Cậu bé bị cha mẹ ruồng bỏ, bạn bè bắt nạt, người lớn xua đuổi. Người duy nhất ở bên Shaun là cậu em trai đã qua đời.

Với một quá khứ như vậy, Shaun đã quen với việc hoặc bị cười nhạo hoặc bị coi thường. Nhưng vì đam mê y học, anh không ngừng cố gắng trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi.

Mùa 4 của The Good Doctor (ra mắt hôm 7-7) có đề cập đến đại dịch COVID-19 – Ảnh: ABC

Là một trong những phim truyền hình có lượt xem cao trong lịch sử Đài ABC, The Good Doctor cũng gây ra không ít tranh cãi về tính đại diện đối với cộng đồng người tự kỷ. Có khán giả cho rằng, theo bộ phim, người tự kỷ phải là thiên tài thì mới được xã hội chấp nhận.

Thế nhưng, nếu thực sự nhìn sâu vào hành trình nhọc nhằn và đầy nghị lực của bác sĩ Shaun Murphy, khán giả sẽ hiểu rằng phim không đơn giản như vậy.

The Good Doctor (Bác sĩ thiên tài) của Mỹ, cùng với Hospital Playlist (Những bác sĩ tài hoa) của Hàn Quốc là 2 phim truyền hình đang được xem nhiều trên ứng dụng trực tuyến. The Good Doctor được làm lại từ phim truyền hình Good Doctor (2013) của Hàn Quốc.

Titane – phim đoạt giải Cannes 2021 – ‘Cảm ơn ban giám khảo vì để quái vật bước vào’

TTO – Theo Allociné – một dịch vụ thông tin điện ảnh có mặt ở 7 nước (Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico), Titane là bộ phim dài 108 phút cấm người dưới 16 tuổi pha trộn giữa chính kịch, hư ảo và ly kỳ, hồi hộp.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *