Phương Tây nghĩ lại về việc đeo khẩu trang | Nội Thất Hưng Thịnh Phát
1
Nội Thất Hưng Thịnh Phát Kính Chào! vui lòng để lại lời nhắn để được tư vấn

Phương Tây nghĩ lại về việc đeo khẩu trang

Với người dân châu Á, khuyến cáo này đã được thực hiện gần như khắp nơi ngay từ khi dịch bùng phát. Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát dịch tốt hơn và tốc độ lây nhiễm thấp hơn.

Ở những nơi khác, thông điệp này không được chú trọng. Các cơ quan về y tế, chính trị gia và các nhân vật của công chúng đều khẳng định đeo khẩu trang không có tác dụng và khuyến khích người dân chú trọng việc rửa tay và cách ly cộng đồng.

Các khuyến cáo đi từ mức khuyến khích trở thành khẩn thiết. Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams từng nói trong một bài đăng trên mạng xã hội twitter: “ĐỪNG MUA KHẨU TRANG! Chúng KHÔNG hiệu quả trong việc phòng chống dịch cho cộng đồng, nhưng nếu nhân viên y tế không có để sử dụng khi tiếp xúc bệnh nhân, họ và cả cộng đồng sẽ gặp nguy hiểm”.

Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), cũng từng phát biểu thẳng thắn “KHÔNG” trước các nhà lập pháp khi được hỏi rằng có nên sử dụng khẩu trang để phòng dịch.

Tuy nhiên hôm 30/3, ông đã nói với đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR rằng CDC đang cân nhắc việc thay đổi các khuyến nghị và có thể sẽ đề xuất sử dụng khẩu trang thông thường để phòng tránh lây nhiễm cộng đồng. Và sẽ chỉ một thời gian ngắn, khuyến cáo tương tự cũng có thể được đưa ra ở các nơi khác, đặc biệt là từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cảnh sát Anh đeo khẩu trang khi làm nhiệm vụ ngày 31/3. Ảnh: AFP

Adrien Burch, chuyên gia về vi sinh Đại học bang California tại Berkeley, nhận định không có bằng chứng nào cho thấy việc đeo khẩu trang là không có tác dụng. Tuy nhiên bằng chứng cho điều ngược lại thì lại có.

Ông lấy ví dụ một bài tổng hợp các nghiên cứu đăng trên Cochrane Review chỉ ra rằng việc đeo khẩu trang có hiệu quả đối với dịch SARS năm 2003. Một nghiên cứu về lây nhiễm cộng đồng ở Bắc Kinh cho thấy “thường xuyên đeo khẩu trang ở nơi công cộng có thể làm giảm tới 70% nguy cơ mắc SARS”.

Bảy năm trước dịch SARS lan ra toàn thế giới nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Những kinh nghiệm phòng chống như đeo khẩu trang đã được khuyến cáo từ ngày đầu tiên của dịch Covid-19.

Điều này đã cho thấy những thành công đáng kể ở những khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục, khi so sánh với những nơi không có khuyến cáo này như châu Âu hay Mỹ.

Ivan Hung, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại Học Y Hong Kong, cho biết đeo khẩu trang có lẽ là điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Nó không chỉ làm giảm số ca Covid-19 mà còn ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus cúm mùa.

“Theo kết quả nghiên cứu, khẩu trang có lợi nhiều hơn là có hại. Cho dù chỉ là khẩu trang vải tự chế, nếu đeo đúng cách và không chạm vào, thì nó sẽ chẳng gây hại gì và còn có khả năng làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus”, tiến sĩ Hung nói.

Hơn thế nữa, việc không sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng cũng góp phần gia tăng sự lây lan của virus, dẫn tới số ca nhiễm tăng lên và tạo hiệu ứng ngược, gây áp lực lên bệnh viện và các cơ sở y tế.

Một lý do khác khiến CDC cân nhắc thay đổi khuyến cáo là do Covid-19 có thể lây lan kể cả khi người bệnh không có triệu chứng. Sử dụng khẩu trang che miệng có thể giúp hạn chế sự truyền nhiễm từ những bệnh nhân này ra cộng đồng.

Thêm vào đó, việc khuyến cáo tất cả mọi người đeo khẩu trang sẽ làm giảm sự kỳ thị cho rằng chỉ người ốm mới cần đeo khẩu trang. Điều đó sẽ vô cùng có ích trong trường hợp một người mang virus nhưng không có biểu hiện mà không dám đeo khẩu trang do lo ngại sự kỳ thị từ cộng đồng.

Linh Phan (Theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.